Các loại bóng đèn pha ô tô phổ biến hiện nay: Cách sử dụng, cách chỉnh đèn và đánh bóng đèn pha ô tô

Tháng Chín 21, 2023 By admin Off
cac-loai-den-pha-o-to-va-cach-ve-sinh
SALE OFF - 30/4 -1/5
Ad 2

Đèn pha ô tô là một trong những bộ phận thiết yếu cơ bản và có vai trò quan trọng của xe. Đèn pha với nhiệm vụ chính là chiếu sáng, giúp xe di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn trong bóng tối. Tùy vào mỗi dòng xe loại xe, mà sẽ được nhà sản xuất trang bị những loại đèn pha khác nhau.

den-pha-o-to
den-pha-o-to

Top những loại camera 360 tốt nhất cho ô tô hiện nay

Tăng sáng đẳng cấp an toàn cho ô tô với độ đèn bi led gầm

Có nên lắp cách âm chống ồn cho xe ô tô

Hệ thống các loại đèn ô tô và vai trò cụ thể

Hệ thống đèn chiếu sáng của ô tô gồm các loại đèn cơ bản sau:

  • Đèn chiếu sáng trước: Có vai trò cung cấp ánh sáng khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng trước có hai chế độ: chế độ pha ( để chiếu ánh sáng xa) và chế độ cos (để chiếu ánh sáng gần).
  • Đèn đèn xi nhan (đèn báo rẽ): Có vai trò là đèn báo hiệu, xin đường khi xe cần chuyển làn đường, chuyển hướng ( khi xe rẽ trái, rẽ phải).
  • Đèn định vị ban ngày: Có vai trò hỗ trợ tăng sáng, định vị trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Đèn sương mù (đèn gầm): Có vai trò tăng sáng, định vị trong điều kiện ánh sáng và thời tiết làm hạn chế tầm nhìn: trời mưa gió, sương mù…
  • Đèn hậu: Có vai trò định vị khi xe di chuyển trong điệu kiện thiếu sáng.
  • Đèn lùi: Có vai trò cung cấp ánh sáng giúp dễ dàng quan sát khi lùi xe.
  • Đèn nội thất: Có vai trò cung cấp ánh sáng khi cần.

Các loại đèn pha ô tô phổ biến hiện nay và ưu nhược điểm từng loại đèn pha ô tô

Đèn Halogen

den-pha-o-to-halogen
den-pha-o-to-halogen
  • Là loại đèn pha ô tô phổ biến nhất hiện nay, có mặt ở hệ thống chiếu sáng của hầu hết các dòng xe ô tô.
  • Đèn Halogen được cấu tạo tương tự như ở đèn sợi đốt.
  • Ưu điểm của đèn Halogen: là giá thành thấp, tuổi thọ cao, thời gian hoạt động ~ 1000 giờ.
  • Nhược điểm: Đa phần năng lượng sẽ bị biến thành nhiệt năng, chứ không phải quang năng. Nên sau thời gian dùng nhất định, đèn Halogen sẽ dễ bị bốc hơi dây vonfram, rồi đọng lại ở lớp thủy tinh, dễ gây thủng bóng, phải thay mới hoàn toàn.

Đèn Xenon – HID

den-pha-o-to-xenon
den-pha-o-to-xenon
  • Đèn Xenon tạo ra ánh sáng thường có màu xanh, nguyên lý hoạt động tương tự các lại đèn xenon được lắp đặt tại nhà.
  • Ưu điểm: Là dòng bóng đèn mang tới cường độ ánh sáng cao, gấp 2-3 lần so với đèn Halogen. Mức tiêu thụ điện năng nhỏ, chỉ cần công suất 35W để chạy. Khả năng thắp sáng lớn, tới 2000 giờ.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, dễ gây chói lóa mắt xe đối diện. Thường phải đi kèm chức năng tự tắt pha khi có xe đối diện, và rửa đèn tự động.

Đèn Led

den-pha-led-o-to
den-pha-led-o-to
  • Đèn Led được đánh giá là một trong những đèn pha ô tô tốt nhất. Với cơ chế hoạt động thông qua các diode nhỏ dưới kích thích của dòng điện tạo ra ánh sáng.
  • Ưu điểm: Tiêu thụ năng lượng ít, chỉ cần nguồn năng lượng rất nhỏ đã có thể phát sáng được đèn. Sở hữu cường độ sáng tối đa cực nhanh, chỉ trong một vài phần triệu của giây. Thường được ưu tiên dùng cho hệ thống đèn báo rẽ và đèn hậu. Tuổi thọ cao, lên tới 15000 giờ.
  • Nhược điểm: Giá thành khá cao. Sinh ra nhiệt lượng đáng kể trong quá trình hoạt động, mang tới rủi ro tiềm ẩn cho các chi tiết lắp, cáp kết nối. Vì vậy cần lựa chọn những loại đèn Led cao cấp, tích hợp hệ thống tản nhiệt, làm mát, để tránh nguy cơ tan chảy.

Tham khảo: Tăng sáng an toàn đẳng cấp với độ đèn Bi led Kus Fire Phoenix

Đèn Laser

den-pha-laser-o-to
den-pha-laser-o-to
  • Là công nghệ chiếu sáng hiện đại và mới nhất hiện nay. Được sử dụng trên các dòng xe cao cấp, hoặc được độ đèn. Nguyên lý hoạt động dựa trên tia laser được chiếu vào thấu kính, có chứa khí photpho, kích thích và tạo ra ánh sáng.
  • Ưu điểm: Sở hữu khả năng tạo ra nguồn sáng cao gấp 1000 lần so với đèn Led, và hơn nhiều lần nữa so với đèn Halogen. Tiêu thụ công suất ít. Nhiệt màu của ánh sáng tương đương nhất với ánh sáng tự nhiên.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, do hệ thống giải nhiệt của đèn phức tạp và cầu kỳ hơn.

Tham khảo:

Top 10 dòng xe bán chạy nhất năm 2023

Có nên phủ ceramic cho xe ô tô không

Cách sử dụng đèn pha ô tô đúng cách

  • Công tắc điều khiển hệ thống đèn xe ô tô hầu hết đều được tích hợp chung trên một cần điều khiển, vị trí sẽ nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, hoặc khi muốn thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này là được.

Cách bật/tắt đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô được ký hiệu với biểu tượng hình đầu ngón tay và có nhiều vạch ngang. Ký hiệu này sẽ nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn.

  • Cách bật đèn pha: Xoay núm phía ngoài (có biểu tượng hình cái đèn) về ký hiệu đèn pha. Khi bật, xe sẽ mặc định đèn ở chế độ cos ( ánh sáng chiếu gần)
  • Cách chuyển sang chế độ pha (ánh sáng chiếu xa): Đẩy cần điều khiển đèn xe về phía trước
  • Cách chuyển về chế độ cos ( ánh sáng chiều gần): Đẩy cần điều khiển đèn về phía sau
  • Cách nháy đèn pha: Đẩy nhẹ nhàng cần điều khiển đèn về phía sau 1 đến 2 lần
  • Cách tắt đèn pha: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu vòng tròn nhỏ hoặc về chữ OFF

Cách bật/tắt đèn xi nhan ô tô

  • Cách bật đèn xi nhan bên phải: Đẩy cần điều khiển đèn lên trên
  • Cách bật đèn xi nhan bên trái: Đẩy cần điều khiển đèn xuống dưới
  • Cách tắt đèn xi nhan: Đẩy cần điều khiển về giữa như vị trí ban đầu

Cách bật/tắt đèn định vị ô tô

Ký hiệu đèn định vị là hai bóng đèn nhỏ quay đuôi vào nhau. Ký hiệu đèn định vị được nằm ở vị trí cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn, chung với đèn pha.

  • Cách bật đèn định vị: Xoay núm phía ngoài (có biểu tượng hình cái đèn) về ký hiệu đèn định vị
  • Cách tắt đèn định vị: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu tắt đèn ban đầu

Cách bật/tắt đèn sương mù ô tô

Ký hiệu đèn sương mù là hình ngón tay và có 3 vạch xéo hướng xuống, giống ký hiệu đèn pha nhưng được thêm đường gạch giữa 3 đường vạch. Ký hiệu này nằm ở vị trí cụm bên trong.

  • Cách bật đèn sương mù: Xoay núm phía trong ( núm đánh dấu số 1 như hình ảnh) về ký hiệu đèn sương mù
  • Cách tắt đèn sương mù: Xoay núm phía trong về ký hiệu tắt đèn sương mù ban đầu

Lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô đúng luật giao thông

Những lưu ý và cách sử dụng đèn pha ô tô cho đúng luật giao thông:

  • Không sử dụng đèn pha trong khu vực đô thị, khu dân cư. Theo quy định khi chạy trong đô thị chỉ sử dụng đèn cos. Tuy là hệ thống đèn pha hiện được cải tiến, ánh sáng thân thiện và cắt góc gọn không gây lóa mắt. Nhưng Luật giao thông cũng đã quy định rõ điều này. Nếu dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
  • Chỉ sử dụng đèn pha khi chạy đường cao tốc, đường ngoại ô, đồi núi, đường hai chiều có dải phân cách… Sẽ giúp mang tới cường độ ánh sáng tối ưu, giúp người lái có tầm nhìn bao quát và lái xe an toàn hơn.
  • Nên sử dụng nháy pha, đá pha khi có nhu cầu cần xin vượt, xin đường thay cho còi xe. Vì ô tô thường đóng kín cửa, hoặc khi ở khoảng cách quá xa sẽ khó nghe được âm thanh của còi xe. Điều này cũng sẽ giúp văn minh hơn, giảm ô nhiễm tiếng ồn.
  • Có một vài trường hợp xe ngược chiều nháy pha để nhắc nhở xe ngược chiều cần tắt đèn pha. Trong trường này cần kiểm tra xem xe mình có đang bật đèn pha hay không.

Các cách đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô

Đánh bóng đèn pha bằng ruột bơ sáp

Trái bơ sáp chín có thành phần từ Axit. Dễ dàng làm sạch các mảng bám ố vàng, còn giúp tăng độ sáng của bóng.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha ô tô bằng ruột bơ sáp:

  • Bước 1: Đầu tiên cần vệ sinh sạch bề mặt choá đèn
  • Bước 2: Cắt đôi trái bơ sáp chín, bỏ hột đi và dùng ruột bơ chà lên choá đèn nhiều lần
  • Bước 3: Làm sạch lại choà đèn với nước và lau khô

Đánh bóng đèn pha ô tô bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa Florua, kèm theo những chất mài mòn và chất tẩy rửa. Vì vậy được ứng dụng để đánh bóng làm sạch cho bóng đèn pha ô tô.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha ô tô bằng kem đánh răng:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt choá đèn trước
  • Bước 2: Thoa đều một lớp kem đánh răng lên toàn bộ bề mặt choá đèn pha xe
  • Bước 3: Dùng khăn mịn khô lau liên tục nhiều lần
  • Bước 4: Làm sạch lại choà đèn với nước

Đánh bóng đèn pha ô tô bằng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng

Ngoài việc sử dụng những nguyên liệu có sẵn tự nhiên, bạn có thể dùng sáp/dung dịch đánh bóng đèn pha chuyên dụng. Với ưu điểm có độ mịn tốt, tác dụng hiệu quả cao, tính ăn mòn thấp.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha ô tô bằng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ lại bề mặt choá đèn trước khi đánh bóng

Bước 2: Dùng keo dán hoặc phủ khăn bọc xung quanh đèn xe để tránh phạm đến sơn xe

Bước 3: Thoa sáp đánh bóng hoặc phun dung dịch trải dàn đều khắp bề mặt choá đèn

Bước 4: Dùng khăn mịn khô chà theo vòng tròn

Đánh bóng đèn pha ô tô bằng giấy nhám

Giấy nhám thường dùng để đánh bóng đèn pha ô tô bị xước. Phương pháp này cần nhiều dụng cụ hơn, và đòi hỏi người làm cần có kỹ thuật, để tránh làm xước thêm bóng.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha ô tô bằng giấy nhám:

  • Bước 1: Ngâm giấy nhám P1500 trong nước, cho tới khi thấm đều nước rồi đánh theo chiều ngang
  • Bước 2: Ngâm giấy nhám P2000 cho thấm đều nước rồi đánh theo chiều dọc
  • Bước 3: Sau đó, tiếp tục sử dụng sáp hoặc dung dịch đánh bóng chuyên dụng để đánh bóng lại đèn xe

Cách chỉnh đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô sau thời gian dài hoạt động, sẽ có khả năng có thể bị lệch hướng, sai lệch độ chụm. Sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp ánh sáng, mức chiếu tầm xa hoặc cắt góc gây chói mắt người lái xe ngược chiều. Vì vậy cần cân chỉnh lại đèn pha sao cho hợp lý.

Hướng dẫn các bước chỉnh đèn pha ô tô:

  • Bước 1: Cân bằng xe: Đảm bảo cho việc căn chỉnh đèn pha chính xác và nhanh chóng nhất. Trước tiên cần kiểm tra áp suất lốp của xe trong giới hạn thông số chuẩn chỉ tiêu.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ, đánh bóng đèn pha. Loại bỏ bụi bẩn và độ mờ. Giúp cho việc căn chỉnh đèn pha được chính xác nhất.
  • Bước 3: Xác định luồng sáng của đèn pha: Đỗ xe cách tường hoặc màn chắn khoảng cách từ 5-7m. Đảm bảo rằng xe đang được đỗ trên bề mặt phẳng.

Sau đó kẻ một đường dọc chính giữa trên tường/màn chắn, sao cho đường này vuông góc với nền. Căn đường tim của xe đối diện với đường kẻ.

  • Bước 4: Đo khoảng cách đến tim đèn: Đo chính xác khoảng cách tim đèn, cùng chiều cao từ tim đèn tới mặt đất.
  • Bước 5: Kẻ đường cut-of line trên tường hoặc màn chắn. Sao cho đường này có độ cao thấp hơn độ cao của đèn khoảng 1-2inch ( tức 2,56-5,08 centimet).
  • Bước 6: Chỉnh đèn: Tiến hành nổ máy xe ở chế độ không tải. Bật đèn và căn chỉnh, sao cho chiều cao cùng độ chụm của chùm sáng đúng chuẩn. Đảm bảo chiều cao của chùm sáng cân bằng với chiều cao của tim đèn. Độ chụm tầm 10-15 độ.
  • Bước 7: Hoàn chỉnh. Lần lượt chỉnh đèn cả ở bên tài và bên phụ. Chú ý khi điều chỉnh đèn pha bên tài thì che đèn pha bên phụ và ngược lại. Cuối cùng là bật cả hai bên xem độ cao và độ chụm của chùm sáng có bằng nhau chưa.

Những lưu ý khi chỉnh đèn pha ô tô:

  • Để căn chỉnh chính xác, khi kiểm tra độ chụm của đèn pha, cần che chùm sáng của đèn cos hoặc ngắt giắc nối đèn cos.
  • Lưu ý tuyệt đối không che đèn pha quá lâu, bởi có thể sinh nhiệt lượng cao, khiến cháy kính đèn.